行业分类
Họa sĩ Thành Chương: "Phim thất bại đừng đổ lỗi cho người khác"
日期:2014-11-12 17:32  点击:578

Thứ 2, 17:13, 22/09/2014
VOV.VN - Họa sĩ Thành Chương khẳng định, việc nhận tiền tỷ đầu tư của nhà nước mà để xảy ra “thảm họa” như thế là đầu tư không hiệu quả, mất vốn 100%.
Họa sĩ Thành Chương, Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia nói về bộ phim “Sống cùng lịch sử” cùng hiện tượng nhiều bộ phim “cúng cụ” ra rạp bị khán giả thờ ơ suốt nhiều năm qua.
PV: Thưa họa sĩ Thành Chương, trong những ngày vừa qua, dư luận đang xôn xao về “thảm cảnh” phim làm bằng kinh phí 21 tỷ đồng mà không ai mua vé. Theo ông, nguyên nhân vì đâu?
Họa sĩ Thành Chương: Ở đời việc gì cũng vậy, muốn thành công phải hội tụ được cả Tâm – Tài và Tiền. Tiền ở đây thì không thiếu. Kinh phí nhà nước rót cho mà lại cỡ kinh phí lớn. Cái thiếu ở đây là thiếu Tâm và Tài thôi.
Lại nữa, các cụ bảo: Biết mình biết người trăm trận trăm thắng – Khổ nỗi họ đâu biết mình là ai, bởi nếu biết mình là ai thì họ đã không dám nhận tiền mà làm cái việc đáng ra họ phải từ chối này. Tôi tin nếu trong chúng ta có văn hóa từ chối thì chắc sẽ chẳng dẫn đến “thảm cảnh” này.
PV: Việc khán giả không hào hứng với phim tuyên truyền, phim lịch sử do Nhà nước đặt hàng có phải do họ thờ ơ với lịch sử không? Hay bởi vì lý do kinh phí quảng bá quá ít ỏi như giải thích của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân?
Họa sĩ Thành Chương: Đêm 20/9, vợ chồng tôi vừa xem chương trình nghệ thuật “Trọng Tấn Concert”. Khán phòng Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội kín đặc. Chương trình cháy vé. Trọng Tấn nói xin cảm ơn khán giả vì chương trình đã… bán hết vé. Đó là một chương trình ca nhạc gây xúc động và phấn khích. Khán giả ra về trong vui vẻ, sung sướng, thỏa mãn. Ai đó bảo, “thật đáng đồng tiền bát gạo”. Một điều hiếm hoi.
Ấy vậy mà nội dung thì theo luận điệu của vị đạo diễn trên là khán giả sẽ thờ ơ và quay lưng. Cả chương trình toàn là quê hương, đất nước, chiến tranh, về Đảng, Bác Hồ - nhạc cách mạng chính thống đấy. Nếu quan tâm đến khán giả, họ sẽ quan tâm lại đến bạn. Tôi không ủng hộ những người thất bại đổ lỗi cho người khác hoặc cho những điều gì gì khác mà không chịu rút kinh nghiệm từ thất bại của chính mình. Không chỉ thế, những người như vậy còn hay truyền nhiễm sự thất bại cho môi trường xung quanh.  
Tôi cho là phát ngôn duy nhất lúc này nên có là đạo diễn Nguyễn Thanh Vân hãy xin lỗi công chúng. “Xin lỗi vì đã dùng tiền của quý vị mà không phục vụ được cho quý vị một tí nào”.  Lúc này, công chúng rất muốn thấy cái văn hóa ấy ở người làm văn hóa – văn hóa xin lỗi. Ít nhất là như vậy.
Công chúng chưa bao giờ quay lưng, thờ ơ với dòng nghệ thuật chính thống. Lại nói về đêm nhạc của ca sĩ Trọng Tấn là một minh chứng nóng hổi và cụ thể nhất. Thành công về nghệ thuật, về tiền bạc và đương nhiên thành công về phục vụ nữa. Họ tự bỏ tiền túi ra làm thì kết quả là như vậy. Họ chọn nghệ sĩ tài năng, nhà sản xuất chuyên nghiệp, tất cả họ có những cái đầu đổi mới của cơ chế thị trường. Và họ đã thành công. Chẳng có ai rót tiền cho họ. Họ tự đầu tư một cách thông minh và đó là kết quả tất yếu.
Có người đưa cho 21 tỷ đồng vào tay, đã bao giờ trong những nhà làm phim bảo thủ kia nghĩ, giờ ta làm thế nào để biến nó thành 42 tỷ, 100 tỷ…? Tôi tin là trong đầu mấy ông chưa bao giờ có cái ý nghĩ tử tế ấy. Đó chính là cái Tâm. Bởi nếu có thì chắc chắn thành quả sẽ khác chứ không phải là những thất bại ê chề như thế này.
PV:Vậy, ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi bỏ ra hàng núi tiền cho những bộ phim tuyên truyền mà không có người xem như vậy?
Họa sĩ Thành Chương: Nhận tiền tỷ đầu tư của nhà nước mà để xảy ra “thảm họa” như thế là đầu tư không hiệu quả, mất vốn 100%, tiền thuế của nhân dân trôi xuống cống, xuống rãnh. Cảm giác dường như là tiền của dân đang bị các vị làm trò chơi của mình. Ở các ngành khác thì thế là có vấn đề, chiếu theo luật là phải điều tra, có khi truy tố…
Đáng ra từ lâu rồi phải thay đổi cái tư duy quản lý, tư duy nghệ thuật cũ kỹ, cổ hủ ấy bằng tư duy khác, tiến bộ theo quy luật thị trường, là quy luật của tự nhiên cuộc sống.
Nghệ thuật sinh ra là để phục vụ con người và khi nghệ thuật mà không có nghệ thuật thì nó chẳng là cái gì hết. Và nghệ thuật dù là tuyên truyền chỉ thành công khi tác giả của nó là những nghệ sĩ có đủ Tâm, Tài và Tiền.
Điện ảnh là một con tàu Vinashin khác. Có lẽ các vị lãnh đạo nên lấy đây là một “thảm họa” có tính tích cực, là lý do để thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, của toàn cầu.
PV:Không chỉ điện ảnh, một số ngành nghệ thuật khác như sân khấu, văn học, hội họa, nhiếp ảnh… cũng có chuyện lãng phí Ngân sách Nhà nước, tác phẩm làm ra không có công chúng mà không ai phải chịu trách nhiệm. Theo ông, chúng ta phải thay đổi tư duy và cơ chế “bao cấp" nghệ thuật như thế nào?
Họa sĩ Thành Chương: Việc tác phẩm làm ra không có công chúng không còn là vấn đề của riêng ngành điện ảnh mà là của toàn thể giới làm văn học nghệ thuật ở nước ta và gây bức xúc từ hàng bao nhiêu năm nay rồi. Nhưng đỉnh điểm của “bi kịch” này là con số 21 tỷ. Thất bại của “Sống cùng lịch sử” chỉ như “giọt nước làm tràn ly”.
Giới mỹ thuật của tôi cũng vậy. Tài năng hạn chế, tư tưởng bảo thủ lạc hậu. Nhận tiền đầu tư của nhà nước chủ yếu là lo gây dựng phong trào. Đến giờ vẫn đề cao “hay hát hơn hát hay”. Với cách nghĩ cách làm ấy làm sao có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao được. Làm sao mà không “thảm họa” được.
Đừng lặp lại cái điệp khúc ngụy biện cũ rích rằng: Tôi phải hạ thấp tiêu chí nghệ thuật xuống để phục vụ quần chúng và vừa lòng lãnh đạo – chứ tôi tài năng, nghệ thuật của tôi là đích thực, đời này chẳng ai hiểu nữa đâu. Chỉ có điều người ta im lặng. Xin nói thẳng đó là một sự bịp bợm.
Nhà nước đầu tư cho anh tiền tỷ mà anh không bán được lấy một vé, không phục vụ nổi một người. Không thấy xấu hổ và không thấy nhục nhã thì… kinh khủng quá. Kiểu làm ăn đó, cách suy nghĩ ấu trĩ đó không thể để tồn tại nữa. Phải kiên quyết chấm dứt.
小语种学习网  |  本站导航  |  英语学习  |  网页版
01/14 01:04
首页 刷新 顶部