行业分类
Bài thuốc dưỡng sinh điều trị-Phù chính giải biểu
日期:2016-03-26 20:32  点击:340
 Bài thuốc dưỡng sinh điều trị bằng cách phù chính giải biểu chủ yếu thích hợp dùng cho các biểu chứng do thể chất hư và ngoại cảm gây nên. Căn cứ sự khác nhau về âm, dương, khí, huyết, hư, nhược của cơ thể mỗi người, lần lượt phối ngũ hình thành các thực đơn hoặc đơn thuốc tư âm, trợ dương, ích khí, bổ huyết trên cơ sở thuốc giải biểu, nhằm làm dịu biểu chứng và bổ sung cho chính khí.

Cháo Thần tiên 
 
Thành phần đơn thuốc: thân Hành 7 cây cả rễ lẫn lá, Gừng tươi 5 nhát lớn (giã nát), gạo Nếp 30 gam, Dấm gạo (Dấm cất)20 mi-li-lít. 
 
Phối chế và cách dùng: dùng gạo Nếp và Gường tươi kể trên nấu cháo với lượng nước sạch vừa phải, khi cháo chín cho thêm thân Hành nấu tiếp, đợi cháo nhừ cho vào 20 mi-li-lít Dấm cất, khuấy đều là được, ăn cháo khi còn nóng để đạt mục đích ra mồ hôi, mỗi ngày ăn 1-2 lần. 
 
Công hiệu: ích khí bổ hư, tán hàn giải biểu. 
 
Phạm vi ứng dụng: sơ khởi ngoại cảm phong hàn ở những người khí hư với các triệu chứng: đau đầu, sốt, sợ lạnh, cơ thể đau nhức, ngạt mũi, sổ mũi, ho, hắt xì hơi, vị hàn, buồn nôn, nôn mở, biếng ăn, chất lưỡi đỏ nhạt hoặc hơi béo, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch nhỏ yếu (mạch tế) hoặc mạch phù. 
 
Đặc tính dược hiệu: gạo Nếp có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí phổi, là Quân dược bổ dưỡng; Gừng tươi và Hành có tác dụng phát tán phong hàn, đóng vai Thần dược, Gừng bổ, Hành tán, phối hợp với nhau; bên cạnh đó Dấm có tác dụng thu liễm, cùng phát huy công hiệu phù chính khử tà. 
 
Sườn Lợn nấu canh Đương quy-Thục địa hoàng-Cát căn 

Thành phần đơn thuốc: Đương quy 20 gam, Thục địa hoàng 15 gam, Cát căn 20 gam, Sườn Lợn 250 gam, Gừng tươi 30 gam, Hành thái vụn 3 gam, muối 3 gam, mì chính 3 gam. 
 
Phối chế và cách dùng: rửa sạch sườn Lợn, chặt miếng nhỏ, rửa sạch Thục địa hoàng, Đương quy và Cát căn, Gừng tươi thái nhát, cùng lúc cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, lượng nước sạch vừa phải, đun sôi bằng lửa to, gạt bọt, đổi sang lửa nhỏ, ninh chính nhừ sườn Lợn, bỏ bã thuốc, cho thêm các gia vị gồm hành vụn, muối, mì chính là được. Đây là liều lượng ăn trong một ngày, ăn cả cái lẫn nước, ăn hết trong hai lần. 
 
Công hiệu: bổ huyết giải biểu. 
 
Phạm vi ứng dụng: ngoại cảm ở người huyết hư với các triệu chứng: đau đầu, sốt, hơi sợ lạnh, không ra mồ hôi hoặc ra ít mồ hôi, mặt tái mét, môi nhợt nhạt, móng tay trắng, tim đập nhanh, chóng mặt, lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch nhỏ yếu (mạch tế) hoặc mạch phù. 
 
Đặc tính dược hiệu: cát căn có tác dụng giải biểu, giảm sốt, sinh tân; Đương quy và Thục địa hoàng có tác dụng tư âm bổ huyết; sườn Lợn có tác dụng ích tinh bổ huyết. Các nguyên liệu trên dùng chung với nhau có thể phát huy công hiệu bổ huyết giải biểu. 
 
Trà Sa sâm-Mạch đông-Tang diệp-hoa Cúc 
 
Thành phần đơn thuốc: Sa sâm 20 gam, Mạch đông 20 gam, Tang diệp 15 gam, hoa Cúc 10 gam, đường Phèn 50 gam. 
 
Phối chế và cách dùng: rửa sạch Sa sâm, Mạch đông, Tang diệp và hoa Cúc, cùng lúc cho vào nồi, lượng nước sạch vừa phải, đun 30 phút, bỏ bã lấy nước, cho vào đường Phèn đun thêm chốc lát là được, bên cạnh đó cũng có thể dùng cốc giữ nhiệt pha nước đun sôi uống. Đây là liều lượng dùng trong một ngày, chia làm ba lần uống hết khi nước còn ấm. 
 
Công hiệu: dưỡng âm giải biểu. 
 
Phạm vi ứng dụng: ngoại cảm phong nhiệt ở những người âm hư với các triệu chứng: đau đầu, sốt, hơi sợ gió lạnh, không ra mồ hôi hoặc ra ít mồ hôi, ho, buồn bực, họng khô, khát nước, lưỡi đỏ, mạch nhanh. 
 
Đặc tính dược hiệu: Sa sâm và Mạch đông có tác dụng nhuận phổi, dưỡng âm, trị ho; Tang diệp có thể trừ phong, thanh nhiệt, trị ho do phổi nhiệt gây nên, ngoài ra còn có tác dụng cầm mồ hôi; hoa Cúc có thể sơ tán phong nhiệt ở thượng tiêu. Các dược liệu thuốc trên dùng chung với nhau có thể phát huy công hiệu dưỡng âm giải biểu.
 
小语种学习网  |  本站导航  |  英语学习  |  网页版
01/17 22:53
首页 刷新 顶部