Đằng Tử Kinh và Phạm Trọng Yêm là bạn tri kỷ, hai người cùng thi đỗ tiến sĩ năm 1015 công nguyên. Năm 1044 công nguyên, Đằng Tử Kinh nhậm chức tri châu Nhạc Châu, sau đó xây dựng nên lầu Nhạc Dương, nhằm ghi nhận sự kiện này, Đằng Tử Kinh đã mời Phạm Trọng Yêu viết một bài phú. Phạm Trọng Yêm nhận lời rồi viết ra bài "Nhạc Dương lâu ký" , trong có đoạn viết: Trí nhược xuân hòa cảnh minh, đăng tư lầu dã. Tắc hữu tâm khoáng thần di, bàng nhục giai vong. Bả tửu lâm phong, kỳ hỷ dương dương giả hĩ.
Có nghĩa là đứng trên lầu Nhạc Dương ngắm cảnh xuân hoa nở, nắng ấm chan hòa, tâm hồn rộng mở mà quên hết mọi sự vinh nhục, được mất. Bất giác cảm thấy mình như hòa nhập vào phong cảnh đẹp như tranh. Cùng bạn nâng chén trong làn gió vi vu, cảm giác say sưa ấy thật suốt đời khó quên.
Về sau, câu "Tâm khoáng thần di" trong bài phú của Phạm Trọng Yêm đã trở thành câu thành ngữ được lưu truyền mãi tới ngày nay.