Câu thành ngữ này có xuất xứ từ bài "Quy khứ lai tự" của Đào Uyên Minh.
Đào Uyên Minh nhà thơ đời nhà Tống từng đảm nhiệm các chức vụ Tế tửu Giang Châu, Huyện lệnh Bành Trạch v.v. Do bất mãn trước hiện thực tầng lớp sĩ tộc và địa chủ cường quyền, nên ông đã từ quan về sống ẩn dật tại quê nhà.
Trên đường về, ông vừa đi vừa nghĩ bụng: "Mình không làm quan lại càng hay, nếu chỉ vì bát cơm manh áo mà trái ngược với ý nguyện của mình thì làm sao mà yên tâm được, nay đã nhận rõ điều này thì ta không thể tiếp tục nhầm lẫn nữa, ta sẽ tự do đi làm những việc mình muốn làm".
Đào Uyên Minh về đến nhà, cả gia đình đều vui vẻ đón tiếp, ông cầm chén đứng giữa sân vừa nhấm nháp vừa ngắm cảnh rừng cây xanh tươi quanh làng mà tinh thần vô cùng sảng khoái. Sau khi cơm nước xong, ông vui vẻ ra ngoài đồng ngắm cảnh, bấy giờ đang là mùa xuân, núi rừng xanh thắm, suối ngàn róc rách. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp khiến ông vô cùng hưng phấn bèn tức cảnh viết ra giai tác "Quy khứ lai tự".
Về sau, người ta đã giản hóa câu "Mộc hân hân dĩ hướng vinh" trong bài này thành câu thành ngữ "Hân hân hướng vinh".