Tức nửa đường bỏ dở
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ cuốn Lễ ký-Trung dung.
Thời Đông Hán, quận Hà Nam có một phụ nữ thông minh nức tiếng gần xa, chẳng ai biết tên nàng là gì, mà chỉ biết chồng nàng tên là Nhạc Dương Tử.
Một hôm, Nhạc Dương Tử đang đi đường thì tình cờ nhặt được một thỏi vàng, chàng ta mừng quính bèn đem thỏi vàng về trao cho vợ.
Người vợ không hề tỏ ra mừng rỡ mà nghiên nghị nói rằng: "Người ta vẫn thường nói là người có chí lớn thì không bao giờ uống nước "Suối trộm", vì tên gọi của nó thật khiến người ta khó chịu; Người trong sạch thì thà chết chứ không bao gìơ chịu nhận của bố thí để tự làm nhục mình".
Nhạc Dương Tử nghe vậy cảm thấy rất xấu hổ, bèn đem thỏi vàng vứt đi rồi đi tu học. Một năm sau, Nhạc Dương Tử về thăm nhà thì bị vợ hỏi tại sao lại về nhà, Nhạc Dương Tử trả lời vì đi lâu rồi nhớ nhà mà thôi.
Người vợ nghe xong bèn cầm dao đến trước khung cửi nói: "Chiếc khăn này là do nhiều sợi tơ dệt thành, nếu tôi dùng dao cắt những sợi tơ này thì còn gì là khăn nữa. Việc học hành cũng vậy thôi, kiến thức phải tích lũy từnmg tí một, nay mình mới học được dở dang đã quay về nhà thì có khác gì đã cắt đứt những sợi tơ này".
Nhạc Dương Tử nghe vậy vô cùng cảm động lại lên đường tiếp tục học tập.
Bày năm sau, Nhạc Dương Tử đạt được thành tựu trong học tập mới quay về nhà.
Về sau, người ta thường dùng câu thành ngữ này để ví với hiện tượng chưa làm xong việc đã ngừng lại, không thể kiên trì đến cùng.