Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tả truyện, Tương Công năm 31".
Năm 542 trước công nguyên, Tử Sản đại phu nước Trịnh thừa lệnh nhà vua đem lễ vật sang thăm nước Tấn. Nhưng cuộc viếng thăm này lại đúng vào dịp Lỗ Tương Công vừa tạ thế, Tấn Bình Công đã viện cớ bận quốc tang nên từ chối tiếp kiến Tử Sản, Tử Sản biết vua Tấn coi khinh mình thì rất bực tức, liền bảo đám tùy tùng phá tường nhà khách, rồi thúc xe ngựa trở lễ vật vào trong nhà.
Tấn Bình Công nghe báo liền sai đại phu Sĩ Văn Bạc đến hỏi thì Tử Sản thản nhiên đáp rằng: "Nước Trịnh là nước nhỏ phải cống nạp cho nước lớn. Tôi đen theo lễ vật đến nhưng vua Tần lại không chịu tiếp kiến. Tôi từng nghe nói thời Tấn Văn Công còn làm bang chủ, nhà ở của ngài rất đơn sơ nhỏ bé, nhưng nhà khách lại rất khang trang bề thế, mỗi khi khách đến đều được chăm sóc rất chu đáo. Ngài vui vẻ tiếp khách, cùng khách hàn huyên khiến họ đến đây như đến nhà mình vậy. Nay tại sao Tấn Bình Công lại lạnh nhạt với tôi như vậy?".
Sĩ Văn Bạc đem lời này nói lại với Tấn Bình Công, nhà vua cảm thấy rất áy náy liền tổ chức nghi lễ long trọng tiếp kiến Tử Sản, tặng lại nhiều lễ vật và sai người sửa lại nhà khách.