Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Xuất sư biểu" của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc.
Cuối thời Đông Hán, Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại, phải chạy sang Kinh Châu với Lưu Biểu. Nhằm gây dựng nghiệp lớn, Lưu Bị đã đi khắp nơi tìm kiếm nhân tài, chiêu mộ hiền sĩ. Sau danh sĩ Kinh Châu Tư Mã Huy đã tiến cử với ông "Ngọa Long tiên sinh" Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng sống ẩn cư ở Long Trung cách phía tây thành Tương Dương 20 dặm, dưới mái nhà tranh vách nứa và làm nghề đồng áng̣. Ông học thức uyên bác, tinh thông sử sách, là một nhân tài kiệt xuất. Lưu Bị được biết bèn đến Long Trung thăm viếng. Ông trước sau đến Long Trung ba lần, hai lần trước Gia Cát Lượng đều tránh không gặp, đến lần thứ ba mới chịu ra tiếp đón. Gia Cát Lượng đã cùng Lưu Bị phân tích tình hình thời cuộc, thảo luận việc giành chính quyền ra sao, và kế sách thống nhất thiên hạ, khiến Lưu Bị vô cùng khâm phục, nguyện tôn Gia Cát Lượng làm quân sư, gây dựng lại Hán thất. Gia Cát Lượng cảm động trước tấm lòng chân thành của Lưu Bị đã ba lần đến lều tranh mời mình, liền ưng thuận ra giúp Lưu Bị tranh đoạt thiên hạ.
Từ đó Gia Cát Lượng trở thành trợ thủ đắc lực của Lưu Bị, phía đông liên minh với Tôn Quyền, phía bắc đánh Tào Tháo, lần lượt chiếm được Kinh Châu và Ích Châu, lập nên chính quyền Thục Hán, hình thành ba nước thế chân vạc Ngụy, Thục, Ngô.
Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng đã viết cho hậu chủ Lưu Thiền tờ "Xuất sư biểu" trong có đoạn viết: "Tiên đế đã không chê thần là kẻ thấp hèn, đã ba lần đến lều tranh mời thần v v". Qua đó đã biểu lộ được sự hoài niệm sâu sắc của Gia Cát Lượng đối với ân chi ngộ của Lưu Bị, tình cảm hết sức chân thành và rung động lòng người.