Nhà thờ Tuyên Võ Môn
1. Nhà thờ Tuyên Võ Môn
Nam Đường Tuyên Võ Môn là Nhà thờ Thiên chúa giáo có lịch sử lâu đời nhấ́t của Bắc Kinh. Nhà thờ được xây vào năm thứ 33 vua Vạn Lịch đời nhà Minh (năm 1605), do tu sĩ I-ta-li-a Matteo Ricci sáng lập. Tu sĩ Matteo Ricci đến Trung Quốc nhiều năm, đối với tình hình Trung Quốc rõ như lòng bàn tay, tác phẩm "Bút ký Trung Quốc " của ông đến nay vẫn được coi là tác phẩm kinh điển cho nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử nhà Minh.
Nhà thờ Tuyên Võ Môn
Nhà thờ Nam Đường xây theo phong cách kiến trúc kiểu Gô-tích, giống các nhà thờ ở Rô-ma. Những năm qua, do chính sách tôn giáo được thực hiện, tín đồ có thể tự do làm lễ và tổ chức hoạt động tôn giáo, đặt biệt là đêm Nô-en (ngày 24/12 hàng năm), ở đây người đông như nêm cối, rất náo nhiệt.
Nhà thờ Tuyên Võ Môn
2. Trung tâm Thương mại SOGO
Quảng trường SOGO Bắc Kinh nằm ở đường Tuyên Võ Môn ngoại, là một quảng trường tổng hợp đô thị hoá và hiện đại hoá gồm trung tâm mua sắm, văn phòng cho thuê loại A, khách sạn, bãi đỗ xe cỡ lớn. Diện tích mặt bằng 370.000 ㎡, vốn đầu tư 500 triệu đô la Mỹ. Từ khi câu nói cửa miệng "Tôi muốn đi SOGO" được lưu truyền rộng khắp đến nay, Trung tâm Thương mại SOGO đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho mua sắm và vui chơi ngày nghỉ của người dân Bắc Kinh.
Địa chỉ: Đường Tuyên Võ Môn ngoại, quận Tây Thành, Bắc Kinh
Giao thông công cộng: xe buýt số 105, 109, 102, 48, 44, 25 hoặc tàu điện ngầm tuyến 2 hoặc tuyến 4 đế́n bến Tuyên Võ Môn.
Trung tâm Thương mại SOGO
3. Làng kịch nói Phồn Tinh
Làng kịch nói Phồn Tinh thành lập năm 2009, là "Khu văn hoá hý kịch kiểu trải nghiệm" đầu tiên của Trung Quốc, diện tích mặt bằng 5000㎡, hiện nay trong khu văn hoá này có 3 nhà hát chuyên nghiệp cỡ nhỏ, có thể chứa gần 800 khán giả, 3 phòng tập chuyên nghiệp, 1 nhà mỹ thuật, 1 câu lạc bộ chủ đề, 1 phòng sách nghệ thuật chủ đề, 2 nhà hàng chủ đề và các tiện nghi đồng bộ khác.
Làng kịch nói Phồn Tinh
Là một trong những nhà hát kịch đẳng cấp trong nước, làng kịch nói Phồn Tinh dựa vào mặt bằng tài nguyên dồi dào và sự tham gia của các đạo diễn kịch nói hàng đầu trong và ngoài nước, từ khi thành lập đến nay, làng kịch nói Phồn Tinh đã dàn dựng hàng chục vở kịch nói và nhạc kịch theo nguyên tác, hàng năm biểu diễn gần nghìn buổi ở trong và ngoài nước, thu hút hơn 300 nhân tài nghệ thuật tham gia sáng tác và biểu diễn.
Làng kịch nói Phồn Tinh
4.Chùa Báo Quốc
Chùa Báo Quốc nằm ở số 1 phố Báo Quốc Tiền Nhai, quận Tây Thành, Bắc Kinh, nằm trong Công viên di tích tường thành đời nhà Minh ở khu trung tâm thành phố Bắc Kinh, phía đông từ góc đông nam thành phố, tây đến Sùng Văn Môn, diện tích 15,5 ha, trước đây có 7 điện, sau này có thêm Tỳ Lô Các, cao 36 bậc. Trong Tỳ Lô Các có một pho tượng Quan âm bằng sứ, là một trong tám bảo vật của thành Bắc Kinh. Trong chùa còn có một bức trướng "Ngũ Thái Thiên Tôn Tiên Nữ" năm thứ 6 vua Gia Khánh đời nhà Thanh (năm 1801). Hiện nay, trong chùa còn bảo tồn một tấm ngự bia năm thứ 2 vua Thành Hoá đời nhà Minh, và một tấm ngự bia ghi lại việc trùng tu chùa Báo Quốc năm thứ 21 vua Càn Long đời nhà Thanh. Vì vậy, chùa Báo Quốc đã trở thành đơn vị bảo tồn văn vật trọng điểm của Bắc Kinh.
Đồ cổ và giả cổ ở chùa Báo Quốc
Năm 1997, Trung Quốc tổ chức triển lãm tiền tệ đầu tiên, đồng thời chợ đồ cổ và giả cổ chùa Báo Quốc cũng được tuyên bố chính thức mở cửa. Đến mùa đông năm 2002, được sự phê chuẩn của lãnh đạo các cấp, lại thành lập Nhà bảo tàng Tiền tệ chùa Báo Quốc, vé vào cửa 10 NDT. Năm 2004, thành lập Nhà bảo tàng đồ đồng đen, hiện nay, chùa Báo Quốc đã trở thành nơi tập trung và phân phối đồ cổ và giả cổ nổi tiếng ở Bắc Kinh.
Giao thông công cộng: Xe buýt số 109, 19, 38, 477, 57, 5, 613, 68, 6, 715, 717, 741 đến bến Quảng An Môn nội.
Chùa Báo Quốc
Một số thông tin liên quan:
Khách sạn xung quanh: Khách sạn Grand Mercure Tây Đơn, Khách sạn Hoa Tân Quốc tế, Khách sạn Tuyên Võ Môn
Nhà hàng xung quanh: Nhà hàng Tử Viên, Nhà hàng lẩu cá Trần A Bà, Bít tết Tây Đê
Giao thông công cộng: Tàu điện ngầm tuyến 2 hoặc tuyến 4 đến bến Tuyên Võ Môn.
Khách sạn Grand Mercure Tây Đơn