“Đề ngữ là thành phần phụ của câu được dùng để nêu lên một vật, một
đối tượng, một nội dung cần bàn bạc với tư cách chủ đề của câu chứa nó” [2,
tr.169].
Về cấu tạo, đề ngữ thường được cấu tạo bằng một từ, hoặc cụm từ. Ví
dụ: - Giàu thì tôi cũng giàu rồi.
- Câu nói thật thà ấy, bà lão dùng giọng đùa mà nói.
Về vị trí, so với trạng ngữ thì đề ngữ có vị trí khá ổn định. Nó thường
đứng trước nòng cốt câu, tách biệt với nòng cốt câu bằng dấu phẩy, hoặc trợ
từ “thì” hay “là”.
Phân loại đề ngữ:
- Đề ngữ nhấn mạnh chủ ngữ:
Ví dụ: Mà y, y không chịu Oanh một tí nào.
- Đề ngữ nhấn mạnh vị ngữ:
Ví dụ: Cứ dạy, một thằng cũng dạy
- Đề ngữ nhấn mạnh định ngữ:
Ví dụ: - Nhà, bà ấy có hàng trăm dãy
Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu
- Đề ngữ nhấn mạnh bổ ngữ:
Ví dụ: - Cô Loan, tôi đã quen từ trước
- Đề ngữ nhấn mạnh một phạm vi, đối tượng, vị trí:
Ví dụ: - Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế
- Sức, hai người ngang nhau