Họ giết nhà vua và nhiều người khác nữa. Lúc bấy giờ ở Pháp có một con người thiên tài, Napoléon. Ông ta đánh đâu thắng đấy, nghĩa là ông ta giết được rất nhiều người, bởi vì ông ta là bậc thiên tài. Rồi ông ta đi giết người Phi châu, để làm gì không rõ, ông ta giết họ giỏi quá, ông ta lạ, mưu lược và thông minh quá đến nỗi khi trở về Pháp ông liền ra lệnh cho mọi người phải phục tùng ông ta.
Và thế là mọi người phục tùng ông ta. Khi đã lên ngôi hoàng đế, ông ta lại đi giết người ở Ý, ở Áo và ở Phổ. Ở đây ông ta cũng giết được rất nhiều người. Nhưng ở Nga lại có hoàng đế Alekxandr là người kiên quyết lo phục hồi lại trật tự ở châu Âu, cho nên ông ta bèn đánh nhau với Napoléon. Nhưng năm 1807, đột nhiên ông ta kết bạn với Napoléon, rồi đến 1811 hai người lại bất hoà và lại thi nhau giết cho thật nhiều người. Thế rồi Napoléon mang sáu mươi vạn quân vào nước Nga và chiếm lấy Moskva, nhưng rồi ông ta lại bỏ Moskva mà chạy, và bấy giờ hoàng đế Alekxandr theo những lời khuyên nhủ của Stael và những người khác đã liên kết toàn thể châu Âu vũ trang chống lại kẻ phá hoại sự yên tĩnh của nó. Tất cả các bạn đồng minh của Napoléon đột nhiêu trở thành kẻ thù của ông ta, và khối liên minh vũ trang này tấn công những lực lượng mới tập hợp của Napoléon. Khối liên minh đánh bại Napoléon tiến quân vào Paris, buộc Napoléon phải thoái vị và đưa ông ta đến đảo Enbơ nhưng không tước mất tôn hiệu hoàng đế của ông ta và vẫn tỏ ra hết sức kính trọng ông ta, mặc dầu năm năm trước và một năm sau mọi người đều xem ông ta như một tên cường đạo ngoài vòng pháp luật. Và Louis 18, người mà từ trước đến nay nước Pháp cũng như các nước đồng minh đều chế nhạo, lại lên trị vì. Còn Napoléon thì nhỏ mấy giọt nước mắt trước đội cận vệ lão thành của mình rồi thoái vị và lên đường đi đày. Thế rồi những chính khách và những nhà ngoại giao khôn khéo (nhất là Taleyrăng(2), con người đã nhanh nhẹn ngồi vào một chiếc ghế bành nào đó trước những người khác và nhờ thế mà mở rộng được biên giới của những Pháp), gặp nhau ở Viên để chuyện trò, và do cuộc trò chuyện này, họ làm cho các dân tộc sung sướng hay cực khổ. Đột nhiên các nhà ngoại giao và các bậc vương giả suýt bất hoà, họ đã sẵn sàng ra lệnh cho quân đội họ giết nhau lần nữa, nhưng ngay lúc đó, Napoléon đổ bộ lên đất Pháp với một tiểu đoàn, và người Pháp trước đây vẫn căm ghét ông ta bỗng phục tùng ông ta ngay. Nhưng vua các nước đồng minh bèn nổi giận, và một lần nữa lại cất quân đánh người Pháp. Thế rồi họ đánh bại Napoléon thiên tài và đưa ông ta ra hòn đảo Saint-Helen, ông ta đột nhiên bị coi là một tên cường đạo. Và ở đấy con người bị đày cách xa những người thân thích và những Pháp thân yêu của mình, chết dần trên một mỏm đá và để lại cho hậu thế những hành động vĩ đại của mình. Còn ở châu Âu thì diễn ra một thời kỳ phản động và tất cả các quốc vương lại bắt đầu đàn áp nhân dân mình.
Chớ nên nghĩ rằng trình bày như vậy là nhạo báng, là biếm hoạ sử học. Trái lại, đó là cách diễn đạt mềm mỏng nhất những lời giải đáp đầy mâu thuẫn, và thật ra không hề giải đáp vấn đề, mà toàn bộ nền sử học đã đưa ra, kể từ các tác gia viết hồi lý và viết sách nói về lịch sử của từng nước, cho đến các tác gia viết sách lịch sử thế giới và sách văn hoá sử là loại sử mới của thời kỳ bấy giờ.
越语版:《战争与和平》第十七部 第一章(6)
日期:2022-12-30 15:45 点击:298
Louis XIV là một người rất kiêu ngạo và tự thị: ông ta có những cô nhân tình này nọ và những ông bộ trưởng nọ kia, ông ta cai trị nước Pháp rất kém. Những người thừa kế ông ta là những người nhu nhược, và họ cũng cai trị những nước Pháp rất kém. Họ cũng có những cô tình nhân và những sủng thần như Louis XIV. Ngoài ra, bấy giờ lại có một vài người viết sách. Vào cuối thế kỷ XVIII, ở Paris có hai chục người tập hợp lại, họ bắt đầu lên tiếng, nói rằng: mọi người đều bình đẳng và tự do. Kết quả là trên toàn cõi nước Pháp người ta bắt đầu chém giết lẫn nhau và dìm nhau chết đuối.