Các tác giả viết lịch sử cá nhân và các sử gia viết về từng dân tộc quan niệm sức mạnh này là quyền lực cố hữu của các vị anh hùng và vua chúa. Theo miêu tả của họ, các biến cố diễn ra hoàn toàn do ý muốn của Napoléon, của những Alekxandr, hay nói chung, của những nhân vật mà các tác giả viết lịch sử cá nhân đã miêu tả cuộc sống. Những trả lời mà các sử gia thuộc loại này đưa ra vấn đề sức mạnh thúc đẩy các biến cố đều thoả đáng, nếu mỗi biến cố chỉ có một sử gia miêu tả. Nhưng hễ có nhiều sở gia thuộc những dân tộc khác nhau và có những quan điểm khác nhau bắt đầu cùng miêu tả một sự kiện như nhau thì những câu trả lời mà họ đưa ra liền mất hết ý nghĩa, bởi vì mỗi người trong bọn họ quan niệm sức mạnh này một cách, và quan niệm của họ không những khác nhau mà thường còn hoàn toàn đối lập nhau nữa. Sử gia này khẳng định rằng biến cố đã xảy ra là do là do quyền lực của Napoléon, sử gia kia lại khẳng định rằng nó xảy ra do quyền lực của Alekxandr, sở gia nọ lại khẳng định rằng đó là quyền lực của một sự vật thứ ba nào đó. Ngoài ra các sử gia thuộc loại này mâu thuẫn với nhau ngay cả trong cách giải thích cái sức mạnh làm cơ sở cho quyền lực của một nhân vật. Chie thuộc phái Bonaparte nói rằng quyền lực của Napoléon xây dựng trên đạo đức và thiên tài của ông ta. Lanfrey(1) là người thuộc phái cộng hoà nói rằng nó xây dựng trên sự gian trá và mị dân của ông ta. Thành thử các sử gia thuộc loại này thủ tiêu lập luận của nhau, và do đó, họ thủ tiêu ngay cả cái khái niệm về sức mạnh sinh ra các biến cố, và không đưa ra được một lời giải đáp nào cho vấn đề chủ yếu của sử học.
越语版:《战争与和平》第十七部 第二章(1)
日期:2022-12-30 16:40 点击:266
Động lực thúc đẩy dân tộc vận động?