Các nhà thông sử và các nhà văn hoá sử giống như những người thừa nhận khuyết điểm của giấy bạc rồi quyết định đúc tiền bằng một thứ kim khí có tỉ trọng của vàng. Và thứ tiền này quả thực là tiền mặt nhưng chỉ có cái bề mặt mà thôi. Bạc giấy còn có thể lừa những người không biết, thứ tiền mặt mà không có giá trị gì thì lại không thể lừa dối được ai. Cũng như vàng chỉ có thể là vàng khi người ta có thể dùng nó không những để trao đổi mà còn để đánh tư trang, các tác giả thông sử cũng chỉ có thể là vàng thực sự khi họ có thể trả lời câu hỏi chủ yếu của lịch sử: quyền lực là cái gì? Tác giả thông sử đưa ra những câu trả lời mâu thuẫn để đáp lại câu hỏi này.
Trái lại các sử gia về văn hoá gạt hẳn vấn đề ra một bên và trả lời một cái gì khác hẳn. Và cũng những thứ tiền tệ giống vàng chỉ có thể được dùng giữa những người cho nó là vàng và những người không biết những đặc tính của vàng, các tác giả thông sử và các sử gia văn hoá trong khi không trả lời những vấn đề chủ yếu của nhân loại để phục vụ những mục đích riêng nào đấy của họ đã đem những thứ tiền tệ như vậy ra dùng cho các trường đại học và cho đám đông độc giả mà họ gọi là những người ham chuộng loại sách "nghiêm túc".
Chú thích:
(1) Đối với nông dân Nga thời ấy, khái niệm "người Đức" (Nemetx) có thể bao gồm đủ các thứ người ngoại quốc (nghĩa đầu tiên của chữ nemetx là - người câm - tức là người không biết nói tiếng Nga) phần đông là người phương Tay, nơi sản sinh ra các thứ máy móc mới lạ
越语版:《战争与和平》第十七部 第三章(6)
日期:2022-12-30 20:35 点击:271
Cho đến nay, đối với những vấn đề của nhân loại, khoa học lịch sử cũng giống như một thứ tiền tệ được lưu hành, nó cũng giống như giấy bạc và tiền kim loại. Những quyển sử viết về một cá nhân hay về một dân tộc cũng giống như những tờ giấy bạc. Nó có thể lưu hành, hoàn thành nhiệm vụ của nó mà không làm tổn hại đến ai, thậm chí còn có ích nữa, trong khi người ta chưa nêu lên vấn đề cái gì bảo đảm cho nó. Chỉ cần gạt bỏ vấn đề làm sao ý muốn của các vị anh hùng lại có thể sinh ra các biến cố, là những quyển sử của những tác giả của Chie sẽ trở thành thú vị. Nhưng khi số giấy bạc tăng lên quá nhiều vì người ta in giấy bạc một cách quá dễ dàng hay khi người ta muốn đem giấy bạc đổi lấy vàng, thì bắt đầu có sự hoài nghi về giá trị thực của tờ giấy bạc. Đối với sử học cũng vậy: người ta cũng hoài nghi ý nghĩa chân chính của những quyển sử học ấy hoặc vì nó được in ra quá nhiều, hoặc vì có một ông bạn thật thà nào đó nêu ra câu hỏi: sức mạnh nào đã cho phép Napoléon làm được việc này việc nọ, tức là có người muốn đổi giấy bạc lấy vàng ròng của một khái niệm chính xác.